8 loại thực phẩm không nên dùng khi bị thủy đậu

8 May, 2020

Bị thủy đậu kiêng ăn gì để mau lành bệnh là câu hỏi của nhiều người khi mắc bệnh này. Bởi biến chứng của bệnh là rất nguy hiểm.  Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn hợp lý là một trong những điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý.

1, Thực phẩm làm từ bơ sữa.

Tất cả các loại thực phẩm làm từ bơ sữa đều không tốt đối với người đang mắc bệnh thủy đậu. Do vậy, bạn tránh cho con sử dụng các thực phẩm như sữa, phô mai, kem và bơ khi bị thủy đậu vì chúng sẽ làm cho da tiết dầu nhiều hơn.

2, Thức ăn vặt

Thức ăn vặt sẽ là một sự lựa chọn sai khi con bạn bị thủy đậu bởi chúng chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, đồng thời khiến người bệnh cảm thấy suy nhược và ốm yếu. Một chế độ ăn uống không có thức ăn chứa các chất kích thích sẽ tốt hơn rất nhiều cho người bệnh.

3, Nước ép trái cây và các loại và các loại trà

Vì cảm giác chán ăn là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu nên tình trạng mất nước cũng thường xảy ra. Do vậy, người bệnh nên uống các loại nước ép để tăng cường hệ miễn dịch để tránh mất nước và cung cấp cho cơ thể một vài chất dinh dưỡng thiết yếu. Các loại đồ uống khác cũng có hiệu quả tương tự có thể sử dụng như trà quế, trà hoa cúc và trà thảo dược húng quế để thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn.

4, Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Thịt và các thực phẩm khác giàu chất béo bão hòa, cũng như các sản phẩm làm từ bơ sữa có hàm lượng chất béo cao là những thực phẩm bạn nên tránh ăn khi bị bệnh thủy đậu. Những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể thúc đẩy chứng viêm, làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục.

Bạn có thể ăn các loại sản phẩm đông lạnh như kem và sữa lắc, sữa chua để lạnh trong khi bị thủy đậu vì chúng rất dễ tiêu hóa.

5, Các loại trái cây giàu Vitamin C

Thông thường, các mụn nước sẽ xuất hiện trong khoang miệng và cổ họng khi bạn bị thủy đậu. Do đó, bạn không nên ăn hoa quả hoặc nước trái cây có múi nếu mụn nước xuất hiện nơi khoang miệng hoặc cổ họng.

Hàm lượng axit cao trong các loại trái cây họ cam có thể gây kích ứng đối với những vết loét này, làm chậm quá trình hồi phục và gây ra cơn đau dữ dội. Bạn cũng nên tránh dùng các thực phẩm có chứa axit xitric, bao gồm thuốc nhỏ cổ họng hoặc kẹo ngậm vì chúng cũng có thể gây hậu quả tương tự.

6, Thức ăn cay nóng và mặn

Các thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng đối với các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Do đó, bạn nên tránh ăn chúng khi bị thủy đậu. Các loại thực phẩm này bao gồm các món canh, món hầm gà có nêm muối, nước ép rau cải hoặc bất kỳ loại súp nào có bỏ ớt hoặc gia vị cay.

Nếu bạn muốn nhấm nháp một thứ gì đó nóng, hãy thử uống nước canh hầm rau củ ít muối thay vì nước canh thịt gà hoặc thịt bò. Vì có tính dịu nhẹ hơn, các loại nước canh hầm rau củ ít muối này sẽ ít gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng của bạn.

7, Các nguồn thực phẩm arginine

Arginine – một axit amin, có thể giúp thúc đẩy sự sinh sôi của virus. Sự phản ứng này có thể thúc đẩy tình trạng bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn không nên ăn các thức ăn có chứa một lượng lớn arginine bao gồm các loại sô-cô-la, đậu phộng, các loại hạt, bơ đậu phộng và nho khô.

8, Chất béo chuyển hóa.

Nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa – loại chất béo nhân tạo mà cơ thể con người gặp khó khăn trong hấp thụ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim. Cũng vì thế, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu.

Bạn nên xác định xem thực phẩm đó có chứa chất béo chuyển hóa hay không bằng cách tìm dòng chữ “chất béo chuyển hóa đơn” hoặc “chất béo diglyceride” được in trên bao bì. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn vì đây là những nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn và khoai tây chiên.